Vì sao Hiệp định TPP có tính chất bước ngoặt?

24/12/2016  
27

Ngành dệt may phát triển nhanh hơn 

Sau 5 ngày đàm phán cấp cao kéo dài, các Bộ trưởng từ 12 nước đã chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tối ngày 5/10. Ngay sau đàm phán, Bộ trưởng các nước thành viên đã có một cuộc họp báo về kết quả đàm phán.

Trước câu hỏi của Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman liên quan đến việc đánh giá tác động của TPP đến kinh tế Việt Nam nói chung, ngành dệt may nói riêng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, kinh tế Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của ngành dệt may. Do đó, khi tham gia TPP nghĩa là ngành dệt may của Việt Nam có thể phát triển nhanh hơn.

Đồng thời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, sự phát triển của ngành dệt may theo đó mang lại lợi ích cho người nghèo vì ngành dệt may ở Việt Nam cần đến hàng triệu lao động.

Lưu bản nháp tự động

"Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nước TPP đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may của Việt Nam”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định tại cuộc họp báo rằng khi tham gia TPP, Việt Nam cam kết thực hiện và đáp ứng đầy đủ các quy định về quyền lợi người lao động.

Chiều tối ngày 5/10 Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cũng phát đi thông báo cho biết, kết quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường.

"Chúng tôi coi việc kết thúc đàm phán hiệp định này với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực", đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết.

TPP, Hiệp định mang tính bước ngoặt vì sao?

Vụ Chính sách thương mại đa biên cũng nêu 5 đặc điểm chính khiến TPP trở thành Hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới.

Cụ thể, tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.

Thứ hai, tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

Thứ ba, giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

Thứ tư, bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.

Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên.

Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.

Thứ năm, nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

TÂM AN

: